Chống thấm ngược tường trong nhà là vấn đề quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ trong quá trình xây dựng và sửa chữa nhà ở. Hiện tượng thấm ngược không chỉ gây hư hại nghiêm trọng cho kết cấu tường, làm giảm tuổi thọ công trình mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian sống. Bài viết dưới đây của TUILDONAI sẽ cung cấp cho bạn 9 cách chống thấm ngược tường hiệu quả, giúp bảo vệ ngôi nhà luôn bền đẹp kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nguyên nhân tường nhà bị thấm ngược
Thấm ngược là tình trạng sàn nhà và chân tường bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, tính thẩm mỹ và chất lượng tổng thể của công trình. Hiện tượng tường nhà bị thấm ngược này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
-
Chất lượng vật tư: Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng như gạch, xi măng hoặc sơn chống thấm kém chất lượng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thấm ngược tường nhà. Các loại vật tư này thường không đủ khả năng chống nước và chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, đồng thời độ bền của vật liệu sẽ giảm đi nhanh chóng nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
-
Kỹ thuật xây dựng: Trong quá trình thi công, việc trát tường không kỹ, không sử dụng các lớp chống thấm cần thiết hoặc đổ bê tông sai kỹ thuật sẽ khiến nước dễ xâm nhập qua các khe hở, vết nứt gây nên tình trạng thấm ngược. Tình trạng này thường xảy ra tại những công trình không được giám sát thi công chặt chẽ hoặc gia chủ thuê đội ngũ xây dựng thiếu kinh nghiệm chuyên môn.
-
Khí hậu và môi trường: Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa với thời tiết nóng ẩm, lượng mưa nhiều. Điều này không chỉ khiến tường bị co giãn, rạn nứt mà còn dễ bị nấm mốc, thấm ẩm làm giảm chất lượng của công trình.
-
Xây nhà liền kề nhau: Với các ngôi nhà liền kề, đặc biệt là trong đô thị, không gian giữa hai bức tường thường rất hạn chế và không thể trát hay chống thấm tường ngoài. Vì vậy, khu vực tường tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà thường bị thấm dột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của kiến trúc.
-
Trũng nhà thấp: Những ngôi nhà được xây ở vị trí trũng thấp, đặc biệt là gần ao hồ hoặc hệ thống thoát nước kém có nguy cơ bị ngấm nước rất cao, gây khó khăn trong việc khắc phục.
Tổng hợp 9 cách chống thấm ngược cho tường nhà
Chống thấm ngược tường trong nhà là giải pháp cần thiết để bảo vệ bức tường khỏi nguy cơ rạn nứt, ẩm mốc,… Dưới đây là một số cách chống thấm ngược hiệu quả, bảo vệ chất lượng tường bền bỉ cho bạn tham khảo:
Sử dụng Sika để chống thấm ngược
Sika là một loại hóa chất chống thấm tốt, được sử dụng phổ biến để xử lý tường nhà bị thấm ẩm. Với khả năng chịu áp lực lớn, độ co giãn vượt trội, sơn Sika sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ vững chắc giúp chống thấm ngược cho tường hiệu quả. Cách thực hiện chống thấm ngược bằng Sika gồm các bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, thiết bị chống thấm như Sika, máy móc, cọ quét sơn,…
-
Bước 2: Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ những vết sơn cũ bám trên tường.
-
Bước 3: Quét lớp sơn lót lên bề mặt tường và đợi khô, sau đó sơn từ 2 – 3 lớp Sika để đảm bảo hiệu quả chống thấm ngược.
-
Bước 4: Kiểm tra chất lượng công trình và nghiệm thu.
Ứng dụng keo Epoxy chống thấm
Keo Epoxy là giải pháp lý tưởng cho các vị trí có nhiều vết nứt hoặc bị thấm ẩm nghiêm trọng như tường nhà, khe hở giữa 2 nhà, cổ ống,… Để khắc phục tình trạng tường bị thấm ngược, chủ thầu có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
-
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt chuẩn bị thi công (bao gồm loại bỏ bụi bẩn, vết dầu mỡ, nấm mốc,…) và để khô hoàn toàn.
-
Bước 2: Pha trộn keo Epoxy theo tỷ lệ 1:1, sau đó phủ keo lên toàn bộ phần tường bị thấm ngược.
-
Bước 3: Nếu muốn xử lý vết nứt, người thợ có thể kết hợp keo Epoxy và một chất phụ gia chống thấm khác.
-
Bước 4: Sau công đoạn phủ Epoxy, thợ thi công cần đợi ít nhất 48h để keo khô hoàn toàn. Tiếp theo, đổ một lượng nước nhất định lên tường để kiểm tra hiệu quả chống thấm. Sau khoảng 2 ngày, nếu bề mặt tường không có dấu hiệu bị rò rỉ thì thợ thi công có thể tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho gia chủ.
Màng khò Bitum bảo vệ tường khỏi thấm ngược
Màng khò Bitum là vật liệu chống thấm bền bỉ, thường được sử dụng cho các hạng mục thi công hầm mái, tường hoặc nhà vệ sinh. Việc nung chảy màng Bitum và áp lên bề mặt tường sẽ tạo ra một lớp bảo vệ dày, ngăn chặn thấm ẩm hiệu quả kể cả khi sử dụng trong điều kiện áp suất hơi nước lớn.
-
Bước 1: Loại bỏ các lớp vữa thừa, điểm lồi lõm cũng như vết dầu mỡ, bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt tường.
-
Bước 2: Sử dụng chổi hoặc lu sơn để quét Bitum dạng lỏng lên bề mặt tường và đợi khoảng 6 giờ để lớp lót khô.
-
Bước 3: Trải tấm màng Bitum lên phần tường bị thấm ngược (mặt khò của màng Bitum phải tiếp xúc với bề mặt tường).
-
Bước 4: Sử dụng đèn khò để làm nóng màng Bitum, điều này sẽ giúp màng tan chảy tạo thành lớp nhầy bám dính chắc chắn vào tường. Lưu ý:
-
Nếu bề mặt thi công có độ nghiêng nhất định thì nên khò màng Bitum từ thấp lên cao.
-
Đảm bảo phân bổ nguồn nhiệt giữa các đầu khò phải đồng nhất để tránh làm thủng màng Bitum.
-
Sử dụng con lăng hoặc dùng chân ép vào phần màng vừa khò để tạo độ phẳng, tránh tình trạng nhồi bọt khí.
-
-
Bước 5: Đổ nước lên vị trí khò màng Bitum trong 24 giờ đầu để kiểm tra, nếu bức tường không còn bị thấm ngược thì có thể bàn giao cho gia chủ.
Lớp sơn chống thấm Kova hoặc Dulux
Chống thấm ngược tường trong nhà bằng sơn Kova hoặc Dulux cũng là biện pháp được nhiều đơn vị thi công sử dụng nhờ có độ bền cao, đảm bảo tuổi thọ của công trình. Dưới đây là cách chống thấm ngược bằng sơn Dulux/Kova đúng kỹ thuật:
-
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, nếu bức tường có điểm gồ ghề hoặc ẩm ướt thì đội ngũ thi công cần là phẳng và lau khô để giúp sơn bám tốt hơn, hạn chế tình trạng phồng rộp, nấm mốc.
-
Bước 2: Cho một lớp bột trét tường thật mỏng lên bề mặt.
-
Bước 3: Quét lớp sơn Kova hoặc Dulux lên tường và lăn trong nhiều lần để tăng độ bám dính. Sau khi sơn đã khô hoàn toàn, thợ thi công có thể tiến hành quét lớp sơn thứ 2 theo hướng từ trên xuống dưới.
Phương pháp chống thấm Intoc
Intoc là vật liệu chống thấm ngược tường trong nhà dạng nước vô cơ, thường được kết hợp với xi măng theo tỷ lệ phù hợp để ngăn chặn tình trạng ẩm ướt hiệu quả. Vật liệu này được sử dụng phổ biến trong quá trình thi công mặt trong của tường, vị trí không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm nhằm tránh hiện tượng mao dẫn. Cách chống thấm ngược cho tường bằng Intoc được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Tạo nhám cho bề mặt tường bằng cách cắt nghiêng. Điều này sẽ giúp lớp hồ dầu bám chặt vào bề mặt tường, từ đó tăng độ bền và khả năng chống thấm ẩm.
-
Bước 2: Vệ sinh bề mặt tường thật sạch sẽ và phun nước nhiều lần để tạo độ ẩm cho tường.
-
Bước 3: Pha trộn hỗn hợp chống thấm Intoc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Bước 4: Tô hồ dầu chống thấm lên bề mặt tường, sau đó sử dụng cọ quét để lấp đầy các vết cắt nghiêng (Lưu ý: độ dày thích hợp của lớp hồ dầu là khoảng 4mm).
-
Bước 5: Khi lớp hồ dầu đã khô, thợ thi công phủ thêm một lớp vữa với độ dày khoảng 10mm để tăng hiệu quả chống thấm.
Kết hợp phụ gia chống thấm
Đối với các vị trí bị thấm ngược nặng, chủ thầu có thể kết hợp trộn vữa với chất phụ gia chuyên dụng để tăng hiệu quả kết dính và độ bền, đảm bảo bề mặt tường không bị giãn nở. Hiện nay, trên thị trường cung cấp đa dạng các loại phụ gia chống thấm ngược cho tường như Kova CT – 11B, Antisol S, Peneguard, Sika,…
Có thể bạn quan tâm: Cách Ốp Gạch Tường
Bột trét giúp ngăn thấm ngược
Đây là loại hóa chất thiết yếu trong quy trình xây dựng, có tác dụng chống thấm ngược và che đi các khuyết điểm trên bề mặt tường. Loại bột này thường được trét lên tường trước khi sơn, tạo thành một lớp ngăn cách giúp ngăn chặn nước hiệu quả.
-
Bước 1: Pha bột trét theo tỷ lệ trên bao bì.
-
Bước 2: Cho bột vào phần tường bị thấm ngược, sau đó dùng tay để dàn đều bột trét.
-
Bước 3: Chờ 2 tiếng để bột trét khô là hoàn thành quy trình chống thấm ngược cho tường.
Vữa đặc chế chống thấm ngược
Sử dụng vữa đặc chế cũng là một cách chống thấm ngược tường trong nhà hiệu quả, giúp duy trì chất lượng bền vững của công trình ở mức phí thấp. Để thực hiện chống thấm bằng vữa, chủ thầu có thể áp dụng các bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật dụng thi công như vữa, nước sạch, thùng trộn, máy khuấy,…
-
Bước 2: Trộn vữa với các vật liệu xây dựng đã chuẩn bị theo tỷ lệ được in trên bao bì.
-
Bước 3: Sử dụng bay hoặc máy phun vữa để trát hỗn hợp lên phần tường bị thấm ẩm.
-
Bước 4: Dùng bàn xoa thép để làm phẳng bề mặt tường là hoàn thiện.
Có thể bạn quan tâm: Cách Xử Lý Gạch Ốp Tường Bị Nứt
Chọn vật liệu xây dựng chất lượng cao ngay từ đầu
Ngoài áp dụng những cách chống thấm ngược kể trên, chủ thầu cũng nên đầu tư sử dụng các loại vật liệu xây dựng chất lượng cao ngay từ đầu. Nếu bạn chưa biết nên mua vật tư chất lượng cao số lượng lớn ở địa chỉ nào thì có thể cân nhắc Công ty Cổ Phần Gạch Ngói Đồng Nai – TUILDONAI uy tín hàng đầu miền Nam. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các loại gạch, ngói xây dựng làm từ chất liệu cao cấp, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại nên có khả năng chống chịu thời tiết tốt, chống thấm hiệu quả, có độ bền cao, giúp duy trì tuổi thọ và độ kiên cố lâu dài cho công trình.
Không chỉ mang đến sản phẩm chất lượng, TUILDONAI còn cam kết giao hàng nhanh chóng, đảm bảo không làm gián đoạn tiến độ dự án của bạn. Cùng với chính sách bảo hành minh bạch và dịch vụ tận tâm, chúng tôi đảm bảo sẽ đồng hành cùng quý khách 24/7 để kịp thời hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến vật tư. Liên hệ đến TUILDONAI ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn và nhận báo giá nhanh chóng.
Chống thấm ngược tường không chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng thấm nước mà còn là bước quan trọng để bảo vệ và duy trì tuổi thọ của ngôi nhà. Với 9 phương pháp chống thấm ngược tường trong nhà được đề cập trên đây, TUILDONAI hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích và lựa chọn giải pháp chống ẩm mốc phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn có nhu cầu mua vật tư xây dựng (gạch, ngói,…) chất lượng cao số lượng lớn với mức giá tốt, hãy liên hệ đến TUILDONAI để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Các thông tin trong bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. TUILDONAI khuyên bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trước khi thực hiện