Cải tạo nâng tầng nhà là một giải pháp hiệu quả để tân trang không gian sống mà không cần xây mới từ đầu, đặc biệt hữu ích đối với những ngôi nhà mặt phố hoặc có nhiều thành viên. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cần trang bị kiến thức chuyên môn để đảm bảo ngôi nhà kiên cố, an toàn, phù hợp với ngân sách. Bài viết dưới đây của TUILDONAI sẽ chia sẻ 12+ điều nên và không nên làm khi cải tạo nâng tầng, giúp gia chủ tránh được những sai lầm không đáng có và đạt được hiệu quả thi công tốt nhất.

8 việc nên làm khi cải tạo nâng tầng nhà

Sửa chữa, cải tạo nâng tầng nhà là công đoạn xây thêm tầng mới cho công trình hiện tại nhằm mở rộng không gian sống. Để đảm bảo quá trình thi công nâng tầng nhà diễn ra suôn sẻ và đạt chất lượng tốt nhất, gia chủ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

Kiểm tra độ vững chắc của cột nhà hiện tại

Cột nhà là thành phần chịu lực chính của ngôi nhà, vì thế việc kiểm tra độ vững chắc của vật liệu trước khi nâng tầng là điều rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn, gia chủ hãy mời chuyên gia hoặc kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao kiểm định tình trạng cột cũng như xác định khả năng chịu tải của hệ thống hiện tại. Nếu trụ cột không đủ chắc chắn, bạn cần gia cố thêm hoặc thay thế bằng vật liệu cứng cáp hơn. Điều này sẽ giúp gia chủ tìm ra giải pháp cải tạo nâng tầng nhà tối ưu nhất, hạn chế nguy cơ sập đổ, sụt lún làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà.

Kiểm tra độ vững chắc và khả năng chịu lực của trụ cột

Kiểm tra độ vững chắc và khả năng chịu lực của trụ cột

Xem xét chiều cao hợp lý của tầng nhà khi nâng cấp

Chiều cao tầng được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng trên, có liên hệ mật thiết đến tính thẩm mỹ và sự thông thoáng của ngôi nhà. Tùy vào sở thích cá nhân hoặc tư vấn của chuyên gia/ kỹ sư xây dựng mà bạn có thể lựa chọn cải tạo nâng tầng nhà cao hoặc thấp. Tuy nhiên, gia chủ cần đảm bảo chiều cao tổng thể của không gian sống phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể:

Diện tích đất

Chiều rộng mặt tiền

Chiều sâu so với chỉ giới xây dựng

Số tầng

Tổng chiều cao công trình

15m² đến < 30m²

≥ 3m

≥ 3m

Tối đa 4 tầng + 1 tum

12m

30m² đến < 40m²

≥ 3m

≥ 5m

Tối đa 4 tầng + 1 tum

16m

40m² đến < 50m²

> 3m và < 8m

≥ 5m

Tối đa 5 tầng + 1 tum (hoặc có mái chống nóng)

20m

> 50m²

> 8m

> 5m

Tối đa 6 tầng

24m

Áp dụng tường và vách ngăn nhẹ để giảm tải trọng

Sử dụng tường và vách ngăn nhẹ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp giảm tải trọng cho công trình khi cải tạo nâng tầng nhà. Thay vì mua các vật dụng gia cố mới, chủ nhà có thể sử dụng các hệ tường bằng tấm thạch cao, panel nhẹ. Ưu điểm của những vật liệu này là trọng lượng nhẹ, có khả năng cách nhiệt, chống thấm tốt và giá rẻ, giúp gia chủ tiết kiệm thời gian và chi phí thi công đáng kể.

Nên sử dụng các loại vách ngăn tường trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tốt như tấm thạch cao

Nên sử dụng các loại vách ngăn tường trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tốt như tấm thạch cao

Đặc biệt, vách ngăn nhẹ còn giúp giảm áp lực lên hệ thống móng, cột và sở hữu khả năng chịu tải trọng cao, hoàn toàn có thể chịu được sức nặng của Tivi treo tường hoặc bồn rửa mặt. Ngoài ra, sử dụng tường và vách ngăn nhẹ còn mang lại sự linh hoạt trong thiết kế không gian, cho phép bạn tạo khung trang trí, uốn cong theo mong muốn.

Dự toán chi phí cải tạo hợp lý

Chi phí là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo và nâng tầng nhà. Với ngân sách 100 triệu, gia chủ nên dành ra khoảng 80 triệu cho phần thi công chính và giữ 20 triệu còn lại để dự trù cho các phát sinh trong quá trình xây dựng hoặc làm vốn đầu tư kinh doanh.

Để ước lượng khách quan chi phí nâng tầng nhà, bạn hãy tham khảo các công trình cải tạo tương tự trong khu vực, tìm hiểu kỹ về chi phí xây dựng trên mỗi mét vuông, giá vật liệu và phí công thợ hiện tại. Việc khảo sát thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý và tránh những rủi ro không đáng có.

Cấu trúc tổng thể ngôi nhà

Theo các chuyên gia, việc cải tạo nâng tầng nhà không nhất thiết phải nương theo cấu trúc cũ của tầng trệt mà có thể làm mới bằng cách sắp xếp, bài trí phòng ốc hợp lý và sáng tạo hơn. Điều này sẽ tạo ra một không gian sống mới mẻ, hiện đại, mang đến cảm giác thoải mái cho gia chủ.

Có thể thay đổi cấu trúc tổng thể cho ngôi nhà thêm mới mẻ, hiện đại

Có thể thay đổi cấu trúc tổng thể cho ngôi nhà thêm mới mẻ, hiện đại

Cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế mái nhà trong quá trình nâng tầng

Gia chủ nên làm mái nhà dốc để hỗ trợ thoáng khí tốt hơn, đồng thời giảm áp lực cho nền móng và tầng lầu mới xây. Nếu bạn muốn nhiệt độ bên trong không gian luôn mát mẻ, không bị thấm dột, hãy cân nhắc sử dụng những loại vật liệu có khả năng chống thấm, cách nhiệt tốt như mái ngói đất sét nung cao cấp.

Chọn vật liệu xây dựng bền bỉ, tải trọng thấp 

Chất lượng vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và sự an toàn của tầng lầu mới. Vì thế gia chủ hãy cân nhắc kỹ lưỡng và nên chọn những vật liệu có trọng lượng nhẹ, độ bền cao như tấm thạch cao, gạch nung,… để đảm bảo tuổi thọ của công trình. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên mua các loại vật tư của những thương hiệu uy tín, đã được kiểm định chất lượng và phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Ưu tiên sử dụng vật liệu tải trọng thấp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công trình

Ưu tiên sử dụng vật liệu tải trọng thấp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công trình

Tối ưu không gian bằng cách bổ sung gác lửng

Xây thêm gác lửng là một giải pháp lý tưởng để tận dụng tối đa diện tích tầng nhà và tạo thêm không gian sử dụng mà không tốn quá nhiều chi phí. Khi thiết kế gác lửng, gia chủ nên ưu tiên mua vật liệu nhẹ để giảm áp lực lên cột trụ và chú ý đến chiều cao trần nhà để đảm bảo sự thông thoáng cho không gian sống. Đồng thời, bạn cũng có thể thiết kế gác lửng theo phong cách kiến trúc tổng thể để tạo sự hài hòa và nâng tầm thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần xin giấy cấp phép sửa chữa tại địa phương sinh sống trước khi bắt đầu tiến hành cải tạo nâng tầng nhà. Điều này sẽ đảm bảo mọi thủ tục hành chính đã hoàn thiện đầy đủ để quá trình thi công tu sửa không bị gián đoạn. Một bộ hồ sơ xin giấy phép xây nhà hoàn chỉnh bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép cải tạo nhà ở.
  • Bản vẽ thiết kế cải tạo nâng tầng nhà.
  • Ảnh chụp hiện trạng hạng mục công trình xin cải tạo.
  • Biên bản xác nhận tình trạng công trình lân cận với hàng xóm (bao gồm ảnh chụp trước khi cải tạo nhà, đánh dấu vị trí hiện trạng, chữ ký xác nhận của chủ nhà, hàng xóm, địa chính địa phương của phường/xã và giấy cam kết).
  • Bản sao giấy chứng minh quyền sở hữu, quản lý đất đai, quyền sử dụng công trình nhà ở hoặc bản sao giấy phép xây dựng nhà đã được cơ quan nhà nước cấp phép.

Có thể bạn quan tâm: Các thời điểm xây nhà trong năm

4 việc không nên làm khi cải tạo nâng tầng nhà

Cải tạo nâng tầng nhà là giải pháp tối ưu để mở rộng không gian sống mà không cần sử dụng thêm diện tích đất. Tuy nhiên, nếu thi công nâng tầng không đúng cách, công trình của gia chủ có thể gặp phải những rủi ro nghiêm trọng về mặt an toàn và pháp lý. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến mà bạn nên tránh khi nâng tầng nhà:

Nâng tầng quá cao vượt quá khả năng chịu lực của nhà cũ

Nếu ngôi nhà ban đầu có nền móng yếu và được thiết kế chỉ để chịu tải trọng cho một hoặc hai tầng, việc xây thêm tầng lầu có thể gây quá tải, dẫn đến nguy cơ làm nghiêng nhà, sụt lún. Để phòng tránh vấn đề này, gia chủ nên mời các chuyên gia kiểm định nền móng, kết cấu nhà ở hiện tại và tính toán chiều cao xây tầng mới hợp lý để đảm bảo chất lượng của tổng thể công trình.

Cải tạo nâng tầng nhà vượt quá khả năng chịu tải của kết cấu có thể dẫn đến nguy cơ sụt lún, làm nghiêng nhà

Cải tạo nâng tầng nhà vượt quá khả năng chịu tải của kết cấu có thể dẫn đến nguy cơ sụt lún, làm nghiêng nhà

Phớt lờ các dấu hiệu lún, nứt hoặc nghiêng khi nâng tầng

Bỏ qua vấn đề sụt lún để nâng nền nhà có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Nếu công trình xuất hiện nhiều vết nứt trên tường, nền nhà bị nghiêng thì gia chủ không nên cải tạo nâng tầng nhà. Đây là những dấu hiệu cảnh báo kết cấu cũ không đủ ổn định để chịu thêm tải trọng, nguyên nhân chủ yếu là do việc nâng tầng không được tính toán kỹ lưỡng gây áp lực lên nền móng. Vì thế, trước khi tiến hành cải tạo nâng tầng nhà, bạn cần xử lý cẩn thận các vấn đề này bằng cách sửa chữa, gia cố móng hoặc thay đổi thiết kế cải tạo.

Không kiểm tra kỹ khả năng chịu tải trước khi nâng cấp

Một số chủ nhà chủ quan cho rằng chỉ cần xây thêm tầng là hoàn tất mà quên kiểm tra khả năng chịu tải tổng thể. Điều này có thể khiến công trình mắc phải những vấn đề lớn trong quá trình thi công hoặc sử dụng. Để đảm bảo tầng lầu mới xây kiên cố, đạt chất lượng, gia chủ nên kiểm định khả năng chịu tải của nền móng, cột hoặc gia cố thêm dầm theo thiết kế đã xác định trước đó.

Cần kiểm tra khả năng chịu lực của tổng thể kiến trúc hoặc gia cố thêm dầm

Cần kiểm tra khả năng chịu lực của tổng thể kiến trúc hoặc gia cố thêm dầm

Vi phạm quy định về chiều cao và khoảng cách xây dựng theo giấy phép

Một sai lầm phổ biến khác mà gia chủ thường mắc phải là cải tạo nâng tầng nhà vượt quá quy định về chiều cao, khoảng cách với nhà hàng xóm hoặc vi phạm các điều khoản trong giấy phép xây dựng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng của tầng mới mà còn có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng như nghiêng nhà, sụt lún,… Ngoài ra, việc vi phạm quy định về chiều cao tầng nhà còn có thể khiến quá trình thi công bị đình trệ và trì hoãn, làm kéo dài thời gian sửa chữa cũng như xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý.

Có thể bạn quan tâm: Cách tính gạch xây nhà

Như vậy, TUILDONAI đã tổng hợp 12+ những điều nên và không nên làm khi cải tạo nâng tầng nhà. Nếu quý khách đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp vật liệu xây dựng chất lượng cao, hãy cân nhắc các loại gạch lát nền, gạch trang trí tại TUILDONAI. Chúng tôi tự hào mang đến các loại vật liệu cao cấp được sản xuất bằng dây chuyền hiện đại, đảm bảo đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu xây dựng của quý khách. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá vật liệu chi tiết!

*Lưu ý: Toàn bộ thông tin trong bài viết trên được tổng hợp từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau, để có một công trình hoàn thiện Quý khách hàng cần tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia.