Móng nhà được xem như bộ phận chịu lực chính của toàn bộ công trình, vì thế, việc lựa chọn một loại vật tư bền bỉ, chất lượng để thi công xây dựng móng là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, gạch xây móng chính là vật liệu được nhiều chủ thầu ưa chuộng bởi khả năng chịu lực ổn định, dễ thi công và mang lại hiệu quả kinh tế cực tốt. Hãy cùng TUILDONAI tìm hiểu cấu tạo đặc biệt của gạch xây móng và quy trình sử dụng chúng trong thi công qua bài viết dưới đây.
Khái niệm móng gạch
Móng xây gạch là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và thường được đặt cùng thanh thép chèn dưới móng nhà để chịu lực, tăng tính bền vững cho công trình. Với ưu thế này, gạch xây móng thường được ứng dụng trong các công trình như xây dựng cầu đường, nhà ở, tòa nhà, xưởng sản xuất… Hiện nay, các công trình thường sử dụng gạch xây móng nung từ đất sét hoặc dùng gạch đặc, trong đó mỗi loại sẽ sở hữu những ưu điểm khác nhau, tuỳ vào ngân sách cũng như sở thích cá nhân mà người dùng có thể chọn ra loại vật liệu phù hợp.
Ưu và nhược điểm của việc xây móng nhà bằng gạch
Xây móng nhà bằng gạch là một phương pháp truyền thống đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt phổ biến trong các công trình xây dựng nhà cấp 4 ở khu vực nông thôn và vùng ven đô. Dưới đây là một số ưu nhược điểm khi lựa chọn xây móng nhà bằng gạch:
Ưu điểm
Ngoài đảm bảo công trình được vững chắc theo thời gian, việc xây móng bằng gạch còn mang đến cho người dùng những lợi ích thiết thực như:
-
Tiết kiệm chi phí: Gạch xây móng là một vật liệu phổ biến được phân phối rộng rãi trên thị trường, vì thế giá sản phẩm cũng sẽ rẻ hơn so với bê tông cốt thép, giúp người dùng tiết kiệm chi phí đáng kể.
-
Dễ thi công: Các loại gạch xây móng nhà cho phép người thợ xây móng thủ công mà không cần dùng đến máy móc chuyên dụng, rất thích hợp dùng cho các dự án xây dựng ở nông thôn.
-
Ứng dụng trên nhiều nền đất: Móng gạch có thể nâng đỡ cấu trúc nhà và chịu được tải trọng khá tốt trên nhiều nền đất, đặc biệt là những nơi đất đai ổn định.
-
Dễ bảo dưỡng: So với các vật liệu khác thì móng xây gạch có cấu trúc khá đơn giản, điều này sẽ giúp người dùng bảo dưỡng hoặc sửa chữa chúng dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm bài viết gần đây: Bảng báo giá xây tường gạch
Nhược điểm
Tuy sở hữu nhiều ưu thế vượt trội, việc xây móng nhà bằng gạch vẫn còn một số điểm bất cập nhất định, bao gồm:
-
Khả năng chịu lực hạn chế: Về cơ bản, móng gạch chỉ chịu được tải trọng tối đa 15 tấn/m2, vì thế chúng có thể đáp ứng tốt các công trình nhà ở quy mô nhỏ, đơn giản, không quá thích hợp dùng cho nhà cao tầng hoặc công trình nặng.
-
Độ bền không quá cao: Gạch xây móng có cấu tạo rỗng, vì thế chúng sẽ dễ bị thấm nước hoặc chịu tác động bởi thời tiết hơn các loại nền bằng bê tông.
-
Đòi hỏi nền đất tốt: Trên thực tế, móng xây gạch chỉ sử dụng hiệu quả trên nền đất tốt, ổn định, đối với những khu vực đất yếu thì người dùng cần xử lý hoặc gia cố trước khi thi công.
Cấu tạo móng xây gạch chuẩn
Gạch xây móng được cấu thành từ 3 bộ phận chính, trong đó mỗi phần sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau:
-
Phần gối móng: Gối móng thường được thiết kế hình chữ nhật hoặc tháp, có chức năng chịu lực cho toàn bộ công trình.
-
Phần đáy móng: Tùy vào hạng mục thi công cũng như yêu cầu cụ thể của dự án mà phần đáy móng sẽ có sự khác nhau. Với các công trình dân dụng như nhà ở, mặt tiếp xúc với đáy thường được xây ngang giữa móng và đất. Trong trường hợp đất cứng và có khả năng chịu lực tốt, thợ thi công sẽ tận dụng đất tự nhiên làm phần đáy móng cho công trình.
-
Phần đệm móng: Bộ phận này có vai trò giúp phân bổ đều áp lực xuống đáy móng, từ đó giúp nền được thẳng và duy trì tính ổn định.
Quy trình xây móng bằng gạch
Để đảm bảo nền nhà vững chắc, bền bỉ, không dễ bị xuống cấp thì quy trình thi công đặt móng cần phải được thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật. Về cơ bản, quy trình đặt móng nền bằng gạch chuẩn chỉnh, đạt chất lượng thường sẽ trải qua 8 bước, trong đó mỗi công đoạn đều đòi hỏi người thợ phải thực hiện một cách nghiêm túc và theo trình tự khoa học.
Bước 1: Kiểm tra nền và khả năng chịu tải
Trước khi bắt đầu xây móng nhà bằng gạch, đội ngũ thi công sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nền đất. Theo đó, việc thi công gạch xây móng sẽ thích hợp nhất với nền đất tốt, ổn định và không qua bồi đắp, nếu nền đất yếu, dễ sụt lún thì người thợ sẽ không sử dụng phương pháp này.
Bước 2: Chuẩn bị vật tư và các dụng cụ cần thiết
Để quá trình thi công đặt móng nền diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ thì việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật tư ngay từ đầu là rất quan trọng. Dưới đây là các loại vật tư chính bắt buộc phải có:
-
Gạch: Loại gạch thích hợp nhất là mác cao (>75) hoặc gạch đặc không nung, kích thước tiêu chuẩn khoảng 5.5*10.5*22cm.
-
Vữa: Việc xây dựng móng nhà bằng gạch có thể dùng vữa xi măng và cát hoặc tam hợp, trong đó, tỷ lệ trộn của cả hai phương pháp đều phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật.
-
Cát: Cát dùng cho việc xây dựng nên là loại mịn, sạch và không lẫn tạp chất.
-
Đá: Loại đá dùng để đổ bê tông cho bậc cuối của gối móng nên là đá dăm, có độ nhám cao, khả năng bám dính tốt.
-
Dụng cụ khác: Ngoài ra, thợ thi công cũng sẽ chuẩn bị một số dụng cụ thi công quan trọng khác, bao gồm cuốc, xẻng, máy trộn bê tông, bay xây, thước, dây dọi…
Bước 3: Xác định vị trí và đào hố móng
Tiếp theo, thợ thi công sẽ tiến hành đào hố móng theo độ sâu cũng như kích thước đã xác định, sau đó họ bắt đầu dọn sạch đất đá thừa xung quanh và san phẳng phần đáy. Tuy nhiên, công đoạn đào hố và san phẳng phần đáy nên được thực hiện bởi thợ thi công tay nghề cao để đảm bảo hố móng vuông vắn, thẳng đứng.
Bước 4: Xây khối móng
Gối móng là bộ phận chịu lực chính của toàn bộ công trình, điều này đòi hỏi việc thi công xây dựng chúng phải thực hiện bằng gạch đặc, mạch vữa đều và chắc chắn. Cụ thể, người thợ sẽ xây gối móng theo phương pháp giật bậc để đảm bảo chiều rộng, độ cao và góc nghiêng của công trình theo thiết kế. Sau đó, thợ thi công sẽ sử dụng thước hoặc dây chìm để kiểm tra độ phẳng cũng như góc thẳng đứng của bậc ngạch.
Bước 5: Sử dụng gạch xây móng
Người thợ sẽ sử dụng gạch xây móng đặc để thi công tường móng và thực hiện theo phương pháp giật bậc nhằm đảm bảo độ dày cũng như sự chắc chắn với bậc ngạch. Nếu công trình có ban công, người thợ cũng sẽ tiến hành xây lỗ theo kích thước và vị trí mà khách hàng yêu cầu. Cuối cùng, thợ thi công sẽ bôi lớp chống thấm cho cả mặt trong – ngoài bức tường để ngăn nước ngấm, chống thấm cho nền móng.
Bước 6: Đổ cát làm đệm móng
Tại bước này, người thợ sẽ đổ một lớp cát dày khoảng 5 – 10cm bên dưới đáy hố để tạo lớp đệm nhằm giúp phân bổ lực và bảo vệ nền móng. Sau đó, họ sẽ sử dụng thước hoặc đầm để kiểm tra độ phẳng và sự chắc chắn của đệm móng.
Bước 7: Đổ bê tông xây bậc cuối của gối móng
Nhằm tăng khả năng chịu lực cho công trình, thợ thi công sẽ trộn đá dăm, cát và xi măng theo tỷ lệ thích hợp để đổ bê tông cho bậc cuối của gối móng. Điều này không chỉ đảm bảo bề mặt nền móng bằng phẳng mà còn giúp củng cố độ chắc chắn cho tổng thể công trình.
Bước 8: Bảo dưỡng
Cuối cùng, thợ thi công sẽ tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho vữa, đồng thời sử dụng tấm bạt hoặc nilon che phủ toàn bộ nền nhằm hạn chế tác động của thời tiết. Việc làm này sẽ giúp móng nền được bảo dưỡng cẩn thận, từ đó đảm bảo chất lượng, độ bền và duy trì tính ổn định theo thời gian.
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Xây 1000 gạch hết bao nhiêu xi măng
Trường hợp nào cần sử dụng gạch xây móng trong xây dựng?
Nếu người dùng sở hữu nền đất tốt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng gạch xây móng để thi công nhà cấp 4 hoặc nhà 2 tầng đơn giản. Trong trường hợp người dùng không có quá nhiều thiết bị kỹ thuật hoặc muốn tiết kiệm ngân sách, việc sử dụng gạch xây móng là sự lựa chọn lý tưởng. Nhờ ưu thế giá thành rẻ, chúng được đánh giá là giải pháp phù hợp cho các công trình xây dựng ở nông thôn, vùng đồng bằng, nơi có nền đất tốt… Cụ thể, gạch xây móng thường được sử dụng làm nhà vệ sinh, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho… và nhiều ứng dụng khác.
Ngoài ra, móng gạch còn là phương án xây dựng hợp lý cho những công trình gần biển, khu vực đầm lầy hoặc nơi có địa hình dễ bị ăn mòn. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là nền đất ở những nơi này phải trong tình trạng ổn định, không bị sụt lún và bề rộng đáy móng <1.5m.
Một số lưu ý khi sử dụng gạch xây móng nhà
Khi quyết định xây móng nhà bằng gạch, người dùng cần lưu ý những điểm sau đây để đảm bảo an toàn và duy trì tính ổn định cho công trình:
-
Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ dày, kích thước, tỷ lệ trộn vữa xi măng, mác gạch,… để đảm bảo công trình đạt hiệu quả mong muốn.
-
Nếu người dùng muốn tối ưu ngân sách thì nên sử dụng móng gạch khi đáy móng B<1.5m. Trong trường hợp thi công trên diện tích đất lớn B>1.5m, người dùng nên sử dụng bê tông cốt thép làm móng để tránh lãng phí gạch.
-
Người dùng nên kiểm tra độ dốc, phẳng cũng như độ chắc chắn của móng thường xuyên trong quá trình thi công để đảm bảo an toàn.
-
Gạch xây móng là giải pháp lý tưởng cho nhà cấp 4, ngoài ra người dùng nên hạn chế xây nhà quá 2 tầng do khả năng chịu lực của vật liệu không quá tốt.
-
Chọn gạch và vật liệu xây dựng tại những đơn vị cung cấp uy tín, chính hãng, điển hình là TUILDONAI; không nên mua sản phẩm giá rẻ để tránh nhận về sản phẩm kém chất lượng.
Gạch xây móng có thể tạo nên sự vững chắc cho công trình dân dụng, là giải pháp xây dựng giúp người dùng tiết kiệm chi phí. Với những thông tin được cập nhật trên đây, TUILDONAI hy vọng khách hàng đã nắm được ưu nhược điểm của sản phẩm này và có thêm sự lựa chọn về vật liệu cho công trình xây dựng. Nếu quý khách có nhu cầu mua gạch ngói chất lượng, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn báo giá nhanh chóng.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. TUILDONAI xin từ chối mọi trách nhiệm liên quan.