Một bề mặt sàn bằng phẳng, bền bỉ và đẹp mắt phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật cán nền. Khi áp dụng đúng cách lát nền, sàn nhà sẽ không dễ bị nứt vỡ hay xảy ra tình trạng chèn mạch gạch, đồng thời hạn chế nguy cơ thấm nước ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong bài viết này, TUILDONAI sẽ hướng dẫn cán nền lát gạch đúng tiêu chuẩn.
Kỹ thuật cán nền là gì?
Cán nền là công đoạn tráng một lớp vữa lên trên bề mặt bê tông, trong đó kết cấu nền trước khi láng phải bằng phẳng. Điều này sẽ giúp lớp nền được ổn định, đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ, đồng thời đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.
Tại sao phải cán nền trước khi lát gạch?
Cán nền là bước không thể thiếu trong quá trình ốp lát gạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ thẩm mỹ của công trình sau khi hoàn thiện. Nếu ốp gạch trực tiếp lên bề mặt bê tông mà không qua công đoạn cán nền thì sẽ khó đảm bảo được độ kết dính. Mặc khác, việc ốp vật liệu trực tiếp lên nền bê tông còn làm tăng nguy cơ gạch chèn mạch, đến khi không còn chỗ giãn nở sẽ dẫn đến tình trạng gạch bị phồng.
Khi cán nền, hỗn hợp vữa sẽ đóng vai trò là lớp đệm vững chắc, không chỉ giúp hấp thụ nhiệt từ gạch lát, hạn chế nguy cơ chèn mạch mà còn hỗ trợ tăng độ kết dính giữa vật liệu và bề mặt sàn. Ngoài ra, việc cán nền còn giúp tránh tình trạng thấm nước vào cốt bê tông, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ lâu dài của công trình. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất thì quá trình thực hiện cần tuân thủ hướng dẫn cán nền lát gạch tiêu chuẩn.
Hướng dẫn cán nền lát gạch đúng kỹ thuật chi tiết
Cán nền lát gạch là bước quan trọng giúp sàn nhà đạt độ phẳng, bền bỉ, vì thế công đoạn này cần thực hiện theo đúng trình tự bài bản. Dưới đây là hướng dẫn cán nền lát gạch đúng kỹ thuật:
Chuẩn bị trước khi cán nền lát gạch
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quy cách cán, cấp phối, độ dày,…
- Vệ sinh sạch sẽ các vết dơ, bụi bẩn tích tụ và lớp vữa xi măng cũ bám trên bề mặt sàn.
- Nếu thi công ốp gạch trong nhà vệ sinh hoặc vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước thì cần xử lý chống thấm trước.
- Làm ẩm bề mặt sàn trước khi bắt đầu cán nền.
- Quét lớp hồ dầu lên sàn bê tông để tăng độ kết dính giữa bề mặt và lớp vữa.
Quy trình cán nền lát gạch đúng kỹ thuật
Bước 1: Xác định cao độ và độ dày của lớp cán nền
Đầu tiên, người thợ cần tiến hành kiểm tra cao độ nền bằng cách bật mực (đánh dấu trục). Tiếp theo, thợ thi công điều chỉnh lại cao độ và chiều dày của lớp cán nền sao cho khớp với các thông số đã xác định từ giai đoạn thi công phần thô.
Bước 2: Kiểm tra bề mặt sàn trước khi cán
Tiếp đến, thợ thi công tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt sàn và dọn dẹp sạch sẽ tất cả bụi bẩn, tạp chất. Nếu là hạng mục cải tạo công trình thì người thợ cần đục vỡ lớp vữa xi măng cũ trước, sau đó khôi phục độ cao chuẩn của sàn. Đối với dự án cán nền nhà tắm, phòng bếp, thợ thi công cần xử lý chống thấm sàn thật kỹ.
Bước 3: Tiến hành cán nền
Ở công đoạn này, người thợ sẽ bắt đầu trộn vữa và đổ lên bề mặt sàn, sau đó sử dụng thước để dàn đều lớp vữa, tránh làm hỏng kết cấu. Tuy nhiên, không nên đổ vữa quá dày, chỉ nên tráng một lớp có độ dày vừa phải từ 2 – 3 cm. Trình tự cán nền tiêu chuẩn là từ cao xuống thấp để đảm bảo độ dốc cho sàn, đồng thời giúp quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn.
Bước 4: Lát gạch nền nhà
Tiến hành lát gạch theo hướng từ trái qua phải hoặc từ trong ra ngoài, kết hợp cùng nước xi măng để tăng độ kết dính giữa vật liệu và lớp lót nền. Đặt gạch theo đúng chiều vân, sau đó sử dụng búa cao su đập nhẹ vào 4 góc và giữa viên gạch để căn chỉnh độ phẳng.
Bước 5: Chít mạch và chà ron gạch
Khi vật liệu đã được cố định chắc chắn với nền nhà, bước tiếp theo là chít mạch và chà ron gạch. Đầu tiên, hãy trộn đều hỗn hợp xi măng và cát theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng bay có mũi nhọn để đưa một lượng vữa vừa đủ vào mạch. Nếu bột bị tràn ra mạch, cần dùng bay để gạt bỏ và hạn chế không làm bột chít dính trên nền gạch gây mất thẩm mỹ. Sau khoảng 6 – 8 tiếng, tiến hành chà ron để lấp đầy các khe hở giữa những viên gạch để bảo vệ vật liệu và mặt sàn khỏi nguy cơ bị thấm nước.
Bước 6: Vệ sinh nền
Sau khi hoàn thành công đoạn chít mạch và chà ron, cần vệ sinh tổng thể bề mặt nền để loại bỏ bụi bẩn và các vết vữa thừa, điều này sẽ giúp gạch lên màu sáng bóng hơn.
Bước 7: Xác định các lỗi thường gặp trong thi công
- Sàn bị bong rộp: Nguyên nhân là do người thợ cán nền bằng hồ khô nên sàn nhà không ẩm.
- Bề mặt nền bị rỗ, nứt: Do cấp phôi vữa không đúng kỹ thuật, không ray cát kỹ nên vẫn còn cặn bẩn khiến sàn nhà không được phẳng mịn.
- Nền không bằng phẳng: Chủ yếu là do cán nền sai cách, không căn chỉnh cao độ thích hợp.
Bước 8: Kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu
Cuối cùng, tiến hành kiểm tra tổng thể bề mặt nền lần cuối để đảm bảo công trình đã đạt tất cả các tiêu chí về kỹ thuật (độ dày vữa, cao độ,…) và thẩm mỹ. Sau khi hoàn tất, họ sẽ nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ thầu.
Top 4 phương pháp cán nền lát gạch hiệu quả
- Cán bằng thước nhôm: Đây là phương pháp cán nền lát gạch thông dụng nhất. Thợ thi công thường sử dụng thước nhôm để điều chỉnh độ phẳng hoặc lỗ hổng trên bề mặt sàn để tạo ra một lớp nền chuẩn.
- Sử dụng thước cán: Dùng thước cán để dàn lớp vữa là cách truyền thống, được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình.
- Sử dụng máy đầm rung: Phương pháp cán nền này thường được sử dụng trên đường ray cố định.
- Dùng cán thước Laser: Đây là cách cán nền sử dụng công nghệ cao, đảm bảo lớp nền được bằng phẳng, đẹp mắt.
Những yêu cầu kỹ thuật khi cán nền lát gạch
- Bề mặt sàn đạt chuẩn cần bằng phẳng, khi quan sát ở góc 75 độ không phát hiện vết lồi lõm và có khả năng chịu lực tốt.
- Mạch gạch phải thẳng và đều, khoảng cách giữa các mạch từ 2 – 3mm để đảm bảo độ giãn nở.
- Nếu sàn bê tông có diện tích lớn, thợ thi công nên cán nền theo từng ô nhỏ để thao tác dễ dàng hơn.
- Bề mặt gạch không phát ra tiếng lộp bộp khi gõ vào.
- Gạt bỏ vữa thừa, không làm hỗn hợp dính vào gạch để tránh gây mất thẩm mỹ.
- Cần xử lý chống thấm cho những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Đối với gạch, người thợ cần sắp xếp hoa văn của vật liệu một cách hài hòa, hợp lý để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
TUILDONAI – Đơn vị chuyên cung cấp các loại gạch lát nền uy tín, chất lượng
Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn cán nền lát gạch, chủ đầu tư cũng cần lựa chọn loại gạch xây nhà cao cấp để đảm bảo công trình bền đẹp thời gian. Tự hào là đơn vị dẫn đầu ngành vật liệu xây dựng, TUILDONAI cam kết cung cấp các loại gạch lát nền chất lượng như gạch tàu trơn, lục giác, lá dừa,… đáp ứng mọi nhu cầu xây dựng công trình của quý khách. Điểm đặt biệt làm nên thương hiệu của chúng tôi là các sản phẩm gạch lát nền được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Vì thế chúng tôi tự tin mỗi sản phẩm phân phối ra thị trường đều có độ bền cao, họa tiết sắc nét và kích thước chuẩn xác.
Ngoài gạch tàu lát nền chất lượng cao, TUILDONAI còn sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ quý khách lựa chọn loại gạch phù hợp với mục đích sử dụng của công trình. Cùng với chính sách bảo hành, bán hàng minh bạch, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất. Để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết, quý khách hãy liên hệ đến Công ty CP Gạch Ngói Đồng Nai – TUILDONAI ngay hôm nay!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 119 Điện Biên Phủ – P.Đa Kao – Q.1 – TP.HCM
- Hotline: 028 3829 5881
- Email: tuildonai119@gmail.com – tuildonai119@tuildonai.com
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ hướng dẫn cán nền lát gạch cũng như những phương pháp lát nền hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn nắm được cách cán nền bằng phẳng và tránh được những sơ sót không đáng có. Tuy nhiên, để đảm bảo lớp nền hoàn hảo và đẹp nhất thì chủ đầu tư cần ưu tiên sử dụng những loại gạch lát cao cấp.
*Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có một công trình hoàn thiện Quý khách hàng cần tham vấn thêm ý kiến từ các chuyên gia!