Gạch chỉ là một loại gạch đất nung quen thuộc trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhờ những ưu điểm nổi bật như độ bền cao, giá thành rẻ, khả năng chống thấm tốt, gạch chỉ được sử dụng rộng rãi cho nhiều hạng mục công trình, từ nhà ở dân dụng đến các công trình công nghiệp. Vậy gạch chỉ là gì? Có các loại gạch chỉ nào? Hãy cùng Tuildonai tìm hiểu chi tiết về gạch chỉ trong bài viết dưới đây.

Gạch chỉ là gì?

Gạch chỉ là loại gạch đất nung truyền thống, được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao. Loại gạch này có cấu trúc hình chữ nhật màu đỏ hoặc đỏ cam đặc trưng, với bề mặt có các đường rãnh dọc theo chiều dài viên gạch. Bên cạnh đó, gạch chỉ cũng có độ bền cao và ít phai màu theo thời gian, nhờ vậy mà nó được sử dụng phổ biến trong xây phần thô cho tường, hàng rào hoặc trang trí.

Giới thiệu về gạch chỉ

Giới thiệu về gạch chỉ

Kích thước các loại gạch chỉ tiêu chuẩn

Kích thước gạch chỉ tiêu chuẩn trong xây dựng Việt Nam được quy định trong TCVN 1657:2013 – Gạch nung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Theo tiêu chuẩn này, kích thước gạch chỉ được chia thành hai loại chính:

Bảng kích thước gạch chỉ đặc 

Tên gạch

Dài 

Rộng 

Dày

Gạch đặc 60

220

105

60

Gạch đặc 45

190

90

45

Bảng kích thước gạch chỉ 2 lỗ

Kích thước

205 x 95 x 55 mm

Biên độ

± 3 mm

Đất sét nung

Công nghệ tuynel

Độ rỗng

10%

Cường độ chịu nén

≥ 5,5 N/mm2

Độ hút nước

7%

Định mức xây tường 100

70 viên/m²

Định mức xây tường 200

140 viên/m²

Trọng lượng

1.3 kg/viên

Tiêu chuẩn

TCVN 1450-2009

1 Vạn gạch chỉ tương đương với bao nhiêu viên?

Lĩnh vực xây dựng thường sử dụng các đơn vị đo lường đặc biệt để đếm số lượng gạch, ví dụ như “thiên” và “vạn”. Tuy nhiên, những thuật ngữ này có thể gây khó hiểu cho những người không có chuyên môn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Thiên” và “vạn” đều là những từ Hán Việt, được sử dụng như đơn vị đo lường từ thời xưa. Theo đó, Thiên = 1.000, Vạn = 10.000. Vì vậy, 1 thiên gạch tương đương với 1.000 viên gạch, 1 vạn gạch tương đương với 10.000 viên gạch..

1m2 gạch chỉ có bao nhiêu viên?

Kích thước một viên gạch ống hiện nay tại Việt Nam là 80x80x180 thì số lượng gạch xây cho 1m2 tường trên thực tế như sau:

Tính theo loại gạch

Tùy thuộc vào loại gạch, kích thước viên gạch và chiều dày tường, định mức hao phí số viên gạch và vữa cho 1m3 xây tường sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với tường dày 100, trung bình cần khoảng 55 viên gạch để xây 1m2. Còn đối với tường dày 200, trung bình cần khoảng 110 viên gạch để xây 1m2.

Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng, gạch cần tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định như:

  • Mạch nằm của gạch cần có độ dày trung bình là 12mm, mạch đứng là 10mm, với giới hạn từ 7mm đến 15mm. Gạch xây tường không nên có mạch dày hơn 12mm.

  • Trước khi sử dụng, gạch cần được nhúng nước kỹ để tránh hút nước của xi măng làm giảm chất lượng công trình.

  • Không nên chặt gạch lành ra để xây, mà nên sử dụng gạch vỡ khi cần xây những chỗ hẹp hơn quy cách viên gạch..

Xác định số lượng vật liệu xây gạch

Theo quy định số 1784/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng áp dụng cho hầu hết các trường hợp sử dụng gạch chỉ trong xây dựng, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Các quy định chính bao gồm:

  • Trước khi được đưa vào xây dựng, gạch cần được nhúng kỹ trong nước để trở về trạng thái trung tính.

  • Mạch nằm trung bình dày 12mm, mạch đứng trung bình dày 10mm. Giới hạn độ dày mạch cho phép dao động từ 7mm đến 15mm. Riêng đối với gạch xây, độ dày mạch tối đa không được quá 12mm.

  • Khi cần sử dụng gạch có kích thước nhỏ, nên dùng gạch vỡ thay vì đập vỡ gạch nguyên viên để tiết kiệm.

  • Đơn vị chi loại gạch chỉ trong xây dựng có kích thước tiêu chuẩn là 220x105x60 mm.

Các loại gạch chỉ phổ biến trên thị trường hiện nay

Tùy thuộc vào kích thước của gạch và nhu cầu sử dụng của người dùng mà phân loại gạch chỉ như sau:

Gạch chỉ đặc

Gạch chỉ đặc, sản phẩm quen thuộc trong ngành xây dựng, nổi tiếng với độ bền bỉ và khả năng chịu lực vượt trội. Khác biệt với gạch rỗng, gạch chỉ đặc sở hữu cấu trúc nguyên khối, không có lỗ rỗng bên trong.

Gạch chỉ đặc

Gạch chỉ đặc

Nhờ vậy, gạch đặc mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chịu lực cao. Tuy nhiên đi kèm với mức giá cao hơn so với gạch rỗng (thường gấp 2 – 3 lần). Do đó, loại gạch này thường được sử dụng cho những công trình đòi hỏi cao về chất lượng, thẩm mỹ và độ bền vững như công trình trang trí, các quán cafe hay homestay mang phong cách hoài cổ.

Gạch chỉ 2 lỗ

Gạch chỉ lỗ có kích thước và hình dạng tương tự như gạch chỉ đặc, dễ dàng thi công và ghép nối. Tuy nhiên, do cấu trúc rỗng bên trong, gạch chỉ lỗ nhẹ hơn hẳn so với gạch chỉ đặc, chỉ bằng 1/2 đến 1/3 trọng lượng. Nhờ vậy, gạch chỉ lỗ giúp giảm tải trọng cho công trình, đặc biệt phù hợp cho xây dựng tường, nhà và các công trình phụ. Hơn nữa, so với gạch chỉ đặc, gạch chỉ lỗ có giá thành rẻ hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.

Gạch chỉ 2 lỗ

Gạch chỉ 2 lỗ

Tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu của khách hàng, gạch chỉ lỗ được phân thành các loại 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, 8 lỗ và 10 lỗ. Mỗi loại gạch có số lượng lỗ và kích thước khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể.

Gạch trang trí, ốp tường

Gạch chỉ trang trí, hay còn gọi là gạch đỏ lát sân hoặc gạch đỏ ốp tường, là lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn cả về chất lượng và tính thẩm mỹ. Gạch chỉ trang trí có nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng và tính linh hoạt trong thiết kế. Gạch chỉ trang trí có thể sử dụng để ốp lát tường trong nhà, ngoài sân, sân thượng, hồ bơi,… và đặc biệt phổ biến trong các công trình xây dựng công cộng.

Nên chọn sử dụng gạch chỉ đặc hay lỗ trong xây dựng?

Hiện nay trên thị trường, gạch chỉ lỗ được sử dụng phổ biến hơn hẳn bởi giá thành rẻ, khả năng chống thấm, chống ẩm tốt khiến nó trở thành vật liệu chính trong xây dựng nhà ở. Tuy nhiên trong các công trình nhất định như xây hầm, làm móng nhà thì gạch chỉ đặc trở thành vật liệu được ưu tiên hơn cả.

Nếu bạn không ngại về chi phí, thì sử dụng gạch đặc sẽ tốt hơn hẳn so với gạch rỗng bởi độ chắc chắn cao cùng khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

Tham khảo bảng báo giá gạch chỉ mới nhất

Dưới đây là bảng báo giá gạch chỉ được cập nhật mới nhất hiện nay:

Giá 1 viên gạch chỉ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại gạch chỉ khác nhau cả về chất lượng và tính chất. Cũng chính vì vậy mà giá cả của chúng cũng có sự chênh lệch ở từng loại. Dưới đây là giá gạch chỉ và các loại gạch xây dựng mà bạn có thể tham khảo:

Bảng giá gạch chỉ đặc loại 60 x 90 x 210 (+/-5) mác 75# loại A

Giá bán từ 4.000 viên trở lên

1.400 đ/ viên

Giá bán lẻ khu dân cư

1.450 đ/ viên

Giá bán lẻ khu dân cư phố hẹp, ngõ nhỏ chở xe máy

1.480 đ/ viên

Bảng giá gạch hai lỗ loại 60 x 90 x 210 (+/-5) mác 75# loại A

Giá bán chở ôtô từ 4.000 viên trở lên

1.280 đ/ viên

Giá bán lẻ khu dân cư chở xe cải tiến

1.300 đ/ viên

Giá bán lẻ khu dân cư phố hẹp ngõ nhỏ chở xe máy

1.350 đ/ viên

Giá 1 vạn viên gạch chỉ

Như đã đề cập ở phần trên, 1 vạn gạch tương đương với 10.000 viên. Từ bảng giá 1 viên gạch chỉ, bạn có thể dễ dàng tính được giá của 1 vạn gạch như sau:

Bảng giá 1 vạn gạch chỉ đặc loại 60 x 90 x 210 (+/-5) mác 75# loại A

Giá bán chở ôtô từ 4.000 viên trở lên

14.000.000/ vạn

Giá bán lẻ khu dân cư chở xe cải tiến

14.500.000/ vạn

Giá bán lẻ khu dân cư phố hẹp ngõ nhỏ chở xe máy

14.800.000/ vạn

Bảng giá 1 vạn gạch hai lỗ loại 60 x 90 x 210 (+/-5) mác 75# loại A

Giá bán chở ôtô từ 4.000 viên trở lên

12.800.000/vạn

Giá bán lẻ khu dân cư chở xe cải tiến

13.000.000/ vạn

Giá bán lẻ khu dân cư phố hẹp ngõ nhỏ chở xe máy

13.500.000/ vạn

Ứng dụng gạch chỉ 

Khi đã tìm hiểu rõ về khái niệm gạch chỉ là gì và có các loại gạch chỉ nào, thì chúng ta có thể biết rõ gạch chỉ được ứng dụng trong các công trình sau:

  • Gạch chỉ sử dụng trong xây dựng nhà ở, tường

  • Dùng trong những quán cà phê, homestay mang phong cách cổ điển

  • Dùng để ốp lát tường nhà, sân thượng, sân vườn hoặc hồ bơi

  • gạch chỉ cúng có thể kết hợp với các loại gạch khác như: gạch bông, gạch giả gỗ đem lại không gian vừa truyền thống vừa hiện đại.

Một số tiêu chí chọn mua gạch chỉ bền và chất lượng

Để lựa chọn được loại gạch chỉ ưng ý và đảm bảo chất lượng cho công trình, bạn cần lưu ý một số tiêu chí quan trọng sau:

Kích thước:

  • Kiểm tra kỹ kích thước của từng viên gạch xem có đồng đều hay không. Gạch có kích thước chính xác sẽ giúp thi công dễ dàng, tạo ra đường ron đều đặn và thẩm mỹ.

  • Sử dụng thước đo để kiểm tra độ dày, chiều rộng và chiều dài của gạch. Sai số cho phép không quá 2mm.

Âm thanh:

  • Âm thanh phát ra khi va chạm hai viên gạch với nhau cũng là một yếu tố đánh giá chất lượng. Gạch tốt sẽ phát ra âm thanh vang, sắc, thể hiện độ cứng và kết cấu chắc chắn.

  • Ngược lại, gạch kém chất lượng thường có âm thanh trầm, nghe tiếng “bốp” khi va chạm, do độ kết dính kém và dễ vỡ.

Mảnh vỡ:

  • Để kiểm tra kỹ hơn chất lượng bên trong, bạn có thể đập vỡ một viên gạch (nên chọn viên gạch có kích thước trung bình) để quan sát mảnh vỡ.

  • Gạch tốt sẽ có mảnh vỡ sắc nhọn, ít vụn đất sét rơi ra.

  • Gạch kém chất lượng thường có mảnh vỡ xốp, nhiều vụn đất sét, thể hiện độ nung chưa đủ và dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.

Và nếu bạn đang tìm kiếm loại vật liệu xây dựng chất lượng cao công trình của mình, hãy liên hệ với Gạch Ngói Đồng Nai – nhà cung cấp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực gạch ngói đất sét nung xây dựng tại Việt Nam từ năm 1940 đến nay.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm gạch ngói xây dựng chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã và kích thước, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế và sử dụng của khách hàng. Với quy trình sản xuất hiện đại và đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, Gạch Ngói Đồng Nai tự hào là địa chỉ tin cậy cho các dự án xây dựng lớn nhỏ trên khắp cả nước. Hãy đến ngay với Tuildonai để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và chất lượng tốt nhất!

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về gạch chỉ, phân loại và báo giá gạch chỉ mới nhất năm 2024. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được kiến thức đầy đủ để lựa chọn loại gạch chỉ phù hợp cho công trình của mình. Hãy liên hệ ngay với TUILDONAI để lựa chọn các loại vật liệu xây dựng chất lượng với mức giá thành phải chăng nhất.